Các loại thuế Doanh Nghiệp phải nộp cần nắm

Bắt đầu thành lập, việc đầu tiên cần tìm hiểu chính là LUẬT và THUẾ. Bài viết tổng hợp các loại thuế DOANH NGHIỆP phải nộp.

1. Thuế môn bài

Thuế môn bài là khoản thuế nộp định kỳ hàng năm hoặc khi bắt đầu sản xuất/kinh doanh dựa vào vốn điều lệ đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tổ chức) hoặc doanh thu của năm (hộ kinh doanh cá nhân).

Theo Nghị Định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP:

  • Hạn kê khai thuế chậm nhất vào ngày cuối tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh
  • Nếu chưa có hoạt động sản xuất/kinh doanh hạn nộp chậm nhất 30 ngày từ ngày đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
  • Mức đóng lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống và 03 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP  sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP một số Doanh Nghiệp có thể được miễn lệ phí môn bài. 

Thuế môn bài là loại thuế Doanh nghiệp nộp đầu tiên trong các khoản thuế Doanh nghiệp phải nộp

2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN là một trong những loại thuế doanh nghiệp phải nộp quan trọng, cần được hạch toán và tính toán thận trọng.

Mức thuế đưa trên kết quả hoạt động Sản Xuất/Kinh Doanh của Doanh Nghiệp. Theo quy định luật thuế TNDN 2008 (sửa đổi vào 2013/2014):

  • Thu nhập tính thuế được xác định = thu nhập chịu thuế – thu nhập miễn thuế + khoản lỗ kết chuyển năm trước. 
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh + thu nhập khác (trong và ngoài Việt Nam) 
  • Thuế suất 20% (tùy vào mô hình kinh doanh sẽ có mức thuế suất khác nhau)

3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế phát sinh trên hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp đến với người tiêu dùng hoặc khách hàng. 

Theo luật thuế, thuế GTGT được tính:

  • Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra–Thuế GTGT đầu vào
  • Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

4. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

Đây là thuế mà Doanh Nghiệp nộp cho cán bộ, công nhân, nhân viên,..được kê khai theo tháng, quý và được kết toán theo năm. 

Công thức tính thuế TNCN:

  • Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
  • Thuế suất TNCN được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012, 2014

Ngoài ra, phụ thuộc vào hoạt động thực tế sẽ phát sinh một số loại thuế sau:

  • Thuế xuất nhập khẩu: chỉ được áp dụng đối với DN xuất nhập khẩu
  • Thuế tài nguyên: dành cho các DN có lĩnh vực về khai thác tài nguyên
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: chỉ áp dụng với DN kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014

Trên là các khoản thuế Doanh Nghiệp cần nộp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hy vọng các thông tin NTVTax mang đến bạn sẽ giúp ích trong quá trình bắt đầu hoặc vận hành Doanh Nghiệp.