Hướng dẫn điều chỉnh tờ khai thuế gtgt

1. Nguyên tắc kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT

Người nộp thuế phát hiện việc kê khai thuế sai sót, nhầm lẫn ảnh hưởng đến số thuế đã nộp sau khi đã kê khai với cơ quan thuế. Lúc này người nộp thuế cần kê khai bổ sung và điều chỉnh tờ khai.

Tờ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Nguyên tắc trong kê khai bổ sung là SAI Đ U SỬA ĐÓ, sai ở kỳ tính thuế, chỉ tiêu nào phải tìm đúng kỳ tính thuế, chỉ tiêu đó để điều chỉnh.

Lưu ý: Theo Thông tư 219/2013/TT-BCT ngày 01/01/2014 thì:

  • Đối với hóa đơn đầu ra kê khai sót: phát hiện thiếu sót ở kỳ nào thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh tại kỳ tính thuế đó và phải chịu tiền chậm nộp trên số thuế khai thiếu (nếu có).
  • Đối với hóa đơn đầu vào kê khai sót: không giới hạn thời gian kê khai, nếu phát hiện thiếu sót trong quá trình kê khai thì vẫn được kê khai bổ sung vào thời điểm nào cũng được miễn là trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra.

2. Hướng dẫn cách điều chỉnh tờ khai thuế GTGT

Trước khi điều chỉnh tờ khai thuế, bạn cần nắm các lưu ý sau

2.1 Tùy vào thời điểm phát hiện sai sót, cách xử lý sẽ khác nhau

Nếu phát hiện trong thời hạn nộp Tờ khai:

  • Lập lại Tờ khai mới, rồi nộp lại
  • Không lập Tờ khai bổ sung thuế GTGT

Nếu phát hiện sau khi hết hạn nộp Tờ khai:

  • Lập Tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT
  • Kèm theo Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh 01/KHBS.

Một số lỗi kê khai thường gặp như: sai doanh thu đầu ra, sai giá trị hàng hóa, sai tiền thuế, sai thuế suất, sai thuế được khấu trừ, sai số tiền thuế kỳ trước chuyển sang,…

2.2 Bỏ sót hóa đơn đầu và đầu ra không kê khai

Bỏ sót hóa đơn Đầu ra phải kê khai bổ sung điều chỉnh vào kỳ phát sinh hóa đơn đầu ra.

VD: Tháng 11/2021 phát hiện bỏ sót 1 hóa đơn đầu ra của tháng 5/2021 -> Thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh Tờ khai tháng 5/2021.
Bỏ sót hóa đơn đầu vào phải kê khai vào kỳ phát hiện hóa đơn đầu vào bỏ sót.

VD: Tháng 12/2021 phát hiện bỏ sót 1 hóa đơn đầu vào của tháng 9/2021 -> Thì kê khai vào Tờ khai tháng 12/2021.

3. Trường hợp phát hiện kê khai sai nhưng chưa hết hạn nộp tờ khai

Khi phát hiện sai sót, dù là sai sót ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tiền thuế thì bạn chỉ cần lập tờ khai thuế mới, điều chỉnh đúng số liệu và nộp lại.

Hướng dẫn thao tác trên Phần mềm HTKK

Vào phần mềm HTKK -> Lựa chọn kỳ kê khai -> Chọn “Tờ khai lần đầu“

4. Trường hợp phát hiện kê khai sai nhưng đã hết hạn nộp hồ sơ khai thuế

4.1 Sai sót không làm ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ

Trường hợp này, bạn kê khai sai Giá trị hàng hóa mua vào (Chỉ tiêu 23); Kê khai sai Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra (Chỉ tiêu 29, 30, 32, 32a)

Vào Tờ khai kỳ kê khai sai – > Chọn :”Tờ khai bổ sung“ – > Sửa lại cho đúng các Chỉ tiêu kê khai sai -> Kết xuất XML, rồi nộp qua mạng.

Lưu ý:

  • Bổ sung lần 1 thì lấy dữ liệu của tờ khai đầu
  • Bổ sung lần 2 lấy dữ liệu của tờ khai bổ sung lần 1
  • Bổ sung lần n lấy dữ liệu của tờ khai bổ sung n-1 trước đó.

Ví Dụ: Ngày 28/02/2021 Công ty A phát hiện tờ khai thuế GTGT tháng 5/2021 bị sai giá trị hàng hóa mua vào (tức là sai Chỉ tiêu 23)

Lúc đầu kê khai Chỉ tiêu 23: 10.000.000

Xử lý: vào Tờ khai Tháng 2/2021 => Chọn :”Tờ khai bổ sung“ => Sửa lại cho đúng Chỉ tiêu 23 (Lúc đầu là:10.000.000 -> Nhập đúng lại là: 20.000.000) => Kết xuất Tờ khai, rồi nộp qua mạng.

4.2 Sai sót ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp , tiền thuế được khấu trừ

Các lỗi sai thường gặp như: Kê khai sai tiền thuế GTGT, kê khai thừa – thiếu hóa đơn đầu ra, đầu vào, bỏ sót hóa đơn đầu ra, kê khai sai số tiền …

Dưới đây là các bước điều chỉnh:

Ví dụ: Vào ngày 04/05/2021 công ty A phát hiện ra tờ hóa đơn đầu vào số 0059 ngày 15/01/2021 của Công ty A với số tiền chưa VAT là 10.000.000 đồng và thuế VAT là 1.000.000 đồng. Nhưng kế toán kê khai sai số tiền chưa VAT là 5.000.000đ và thuế VAT là 500.000đ

Bước 1: Đăng nhập HTKK : Vào “Kỳ kê khai sai” => Tích chọn vào“Tờ khai bổ sung”

dieu-chinh-to-khai-thue

Bước 2: Điều chỉnh các số liệu trên tờ khai điều chỉnh:

Kê khai điều chỉnh tăng/giảm trực tiếp trên 3 chỉ chiêu là [23], [24], [25].

nguyen-tac-sai-dau-sua-do-dieu-chinh-to-khai

Do Quý 1 kế toán kê khai hoá đơn đầu vào giá trị là: 5.000.000đ vào chỉ [23] và VAT: 500.000đ chỉ tiêu [24]; [25] nên chúng ta sẽ điều chỉnh lại giá trị đúng vào chỉ tiêu [23] là: 10.000.000đ và chi tiêu [24]; [25] là 500.000đ.

Bước 3: Sau khi điều chỉnh bấm chọn “Ghi” để phầm mềm tổng hợp dữ liệu.

Bước 4: Mở tờ giải trình khai bổ sung điều chỉnh bằng cách ấn chọn sheet “KHBS “phía dưới, cạnh tờ khai điều chỉnh.

cach-dieu-chinh-to-khai-thue-gtgt

Lúc này chỉ cần quan tâm đến kết quả giá trị chênh lệch giữa số liệu điều chỉnh và số đã kê khai điều chỉnh ở chỉ tiêu [40] và [43] như sau:

a. Nếu [40] > 0 : Tăng số tiền thuế GTGT phải nộp

  • Mang số tiền đó đi nộp, kèm theo số tiền phạt chậm nộp phần mềm đã tính ở phần B (tính số tiền chậm nộp )
  • Ngoài ra không phải kê khai chỉ tiêu [37], [38] ở kỳ thuế phát hiện sai.

b. Nếu [40] < 0 : Giảm tiền thuế GTGT phải nộp

Tự theo dõi riêng bên ngoài, nếu kỳ sau phát sinh số thuế phải nộp thì trừ đi, tuyệt đối không được cho vào chỉ tiêu [38] ở kỳ hiện tại, vì chỉ tiêu này chỉ dành cho số thuế được khấu trừ.

c. Nếu [43] > 0: Tăng số tiền thuế GTGT được khấu trừ

Nhập vào chỉ tiêu [38] của kỳ hiện tại

d. Nếu [43] < 0: Giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ

  • Nhập vào chỉ tiêu [37] của kỳ hiện tại
  • Theo như VD trên: thì số liệu kê khai điều chỉnh rơi vào trường hợp chỉ tiêu [43] >0 (500.000 >0 )

Số thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau là 500.000 đồng

Nhập vào chỉ tiêu [38] : 500.000 đồng của Quý 2/2021

Bước 5: Giải trình: kế toán giải trình vào phần lý do khác, cuối tờ KHBS, lý do mà làm sai.

Trên là hướng dẫn cách kê khai lại thuế và cách điều chỉnh tờ khai thuế GTGT. Liên hệ NTVtax để được đội ngũ luật sư của chúng tôi tư vấn nếu bạn chưa nắm rõ quy tắc thực hiện.