Thủ tục, quy trình giải thể Doanh nghiệp

Giải thể Doanh nghiệp là điều không một ai mong muốn, tuy nhiên khi gặp trường hợp này bạn cần hiểu rõ luật và thực hiện đúng quy định nhằm tránh ảnh hưởng đến luật pháp sau này. Tìm hiểu quy trình, thủ tục giải thể Doanh nghiệp thông qua bài viết này.

1. Các trường hợp giải thể Doanh nghiệp

Căn cứ theo pháp luật, các trường hợp thông báo giải thể gồm:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ Công Ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Theo quyết định của chủ Doanh nghiệp với công ty Tư nhân; tất cả thành viên của công ty hợp danh; Hội đồng thành viên và chủ sở hữu với công ty TNHH, Đại hội cổ đông với công ty cổ phần.
  • Công ty không có đủ số lượng thành viên theo đăng ký trong 6 tháng liên tục mà không có quyết định thay đổi loại hình công ty.

2. Điều kiện để giải thể Doanh nghiệp

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã thanh toán toàn bộ số nợ và nghĩa vụ tài sản khác, không có tranh chấp đang giải quyết tại tòa án.

Trường hợp Doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh thì người Quản lý liên quan và DN sẽ chịu trách nhiệm chi trả các khoản nợ.

3. Quy trình giải thể Doanh nghiệp

Trừ trường hợp DN bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, DN giải thể theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể

Quyết định giải thể Doanh nghiệp cần có các thông tin sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính Doanh nghiệp
  • Lý do giải thể
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý các khoản nợ. Thời hạn không được quá 6 tháng kể từ ngày thông báo giải thể
  • Phương án xử lý các khoản phát sinh từ hợp đồng lao động
  • Họ, tên và chữ ký của người đại diện Công ty

Bước 2: Thanh lý tài sản Doanh nghiệp

Tổ chức phương án thanh lý tài sản Doanh nghiệp.

Bước 3: Gửi quyết định giải thể và biên bản họp

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thông báo, biên bản giải thể cần gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể tại Điều 210 Luật này.

Bước 4: Cập nhật tình hình doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình hình Doanh nghiệp sau khi nhận được biên bản giải thể. Kèm theo thông báo sẽ có phương án thanh toán các khoản nợ (nếu có).

Bước 5: Thực hiện thủ tục đối với cơ quan thuế

Doanh nghiệp gửi công văn đến cơ quan thuế xin quyết toán thuế và đóng mã số thuế

  • Gửi công văn giải thể lên chi cục thuế
  • Công văn xin quyết toán thuế
  • Đóng các khoản thuế còn nợ
  • Đóng các khoản phạt (nếu có)

Bước 6: Nộp hồ sơ giải thể Doanh nghiệp

Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi thanh toán hết các khoản nợ của Doanh nghiệp, người đại diện của Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh – nơi đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gồm:

  • Thông báo giải thể
  • Báo cáo thanh lý tài sản Doanh nghiệp, danh sách nợ và số nợ đã thanh toán (gồm nợ thuế, nợ người lao động, nợ khác)
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu nếu có
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý:

  • Nếu DN có chi nhánh, văn phòng phụ thuộc,…cần làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các văn phòng này trước khi gửi quyết định giải thể.
  • DN chỉ nên trả con dấu khi cơ quan công an có quyết định thu hồi, nếu không sẽ gây cản trở trong quá trình làm hồ sơ, hợp đồng sau này.

Bước 7: Chuyển tình trạng giải thể

Trong thời hạn 5 ngày, phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của DN trong cơ sở dữ liệu lưu trữ quốc gia sang trạng thái đã giải thể.

Trên là toàn bộ quy trình và hồ sơ cần chuẩn bị để giải thể Doanh nghiệp. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ cần có các hồ sơ, giấy tờ khác tùy thuộc vào mô hình công ty. Để rõ nhất liên hệ với NTVtax để được luật sư tư vấn.