Nộp thuế môn bài cho cá nhân cho thuê nhà

Cá nhân cho thuê nhà có nghĩa vụ phải nộp thuế môn bài khi doanh thu đạt mức theo quy định. Tuy nhiên phần lớn cá nhân sẽ không nắm rõ được chính xác mức doanh thu tính lệ phí môn bài. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn bạn tính chính xác mức thuế cần nộp.

1. Căn cứ pháp lý

Thông tư 302/2016/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 15/11/2006 đã xác định rõ lệ phí môn bài được tính cho từng địa điểm kinh doanh, tức là hợp đồng cho thuê và quy định rõ mức lệ phí môn bài căn cứ vào doanh thu cho thuê theo hợp đồng. Tuy nhiên do việc hướng dẫn chưa rõ nên việc vận dụng và kê khai có sự khác nhau.

Ngày 09/07/2020, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 65/2020/TT-BTC để hướng dẫn cách tính doanh thu làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài.

Theo đó, cá nhân cho thuê nhà hiện nay cần kê khai và nộp 3 sắc thuế:

  • Lệ phí môn bài: Kỳ khai và nộp thuế theo năm dương lịch
  • Thuế TNCN và Thuế GTGT: lựa chọn kỳ khai và nộp thuế theo hợp đồng hoặc năm dương lịch

2. Kê khai và nộp lệ phí môn bài trường hợp cá nhân cho thuê nhiều nhà

Nếu cá nhân có nhiều nhà cho thuê, việc kê khai và nộp thuế sẽ tại cơ quan thuế quận huyện quản lý phụ thuộc vào hợp đồng cho thuê. Nghĩa là nếu cá nhân có 3 căn cho thuê ở 3 địa phương khác nhau sẽ phải kê khai và nộp thuế tại 3 địa phương đó.

Tính doanh thu nộp thuế môn bài theo thông tư 302:

  • Trên 500 triệu lệ phí môn bài là 1.000.000đ
  • Trên 300 triệu đến 500 triệu lệ phí môn bài là 500.000đ
  • Trên 100 triệu đến 300 triệu lệ phí môn bài là 300.000đ
  • Dưới 100 triệu không cần nộp thuế môn bài

Xem thêm về thuế môn bài

Theo thông tư 65 (sửa đổi và cập nhật từ thông tư 302) hướng dẫn tính doanh thu như sau:

  • Trường hợp 1 địa điểm nhưng có nhiều hợp đồng cho thuê (nhà trọ, tòa nhà nhiều văn phòng cho thuê,…) doanh thu tính thuế sẽ là tổng doanh thu trên hợp đồng của địa điểm đó.
  • Trường hợp nhiều địa điểm cho thuê thì doanh thu tính thuế là tổng doanh thu trên hợp đồng theo từng địa điểm.

=> Như vậy có thể hiểu rằng, doanh thu làm căn cứ tính lệ phí môn bài là doanh thu của tất cả các hợp đồng thuê phát sinh trong năm.

Thực tế sẽ có các trường hợp đặc biệt như:

  • TH1: Cá nhân có 2 căn cho thuê tại 2 địa phương, Doanh thu căn 1 là 100tr, doanh thu căn 2 là 500tr. Nghĩa là lệ phí môn bài phải nộp là 800.000đ
  • TH2: Cá nhân có 3 căn và cho thuê tại 3 địa điểm khác nhau, mỗi căn là 200tr/năm vậy phải nộp mức thuế là 900.000đ/năm. Nhưng với trường hợp cho thuê 1 căn cũng với 600tr/năm thì mức thuế lại là 1.000.000đ/năm.
  • TH3: Thực tế việc kê khai và nộp thuế lại thường được ủy quyền doanh nghiệp để được giảm trừ chi phí khi tính thuế cho doanh nghiệp, tuy nhiên việc doanh nghiệp yêu cầu toàn bộ hợp đồng thuê của cá nhân để tính lệ phí môn bài là việc khá khó.
  • TH4: Doanh nghiệp thuê nhà với ở mức 80 triệu đồng/năm và được ủy quyền kê khai, nộp thuế cho chủ nhà. Doanh nghiệp thấy chỉ ở mức 80 triệu (nhỏ hơn ngưỡng chịu thuế) nên không kê khai thuế. Tuy nhiên, chủ nhà lại cho thuê thêm 1 căn khác với mức 50 triệu/năm thì tổng doanh thu lên đến 130 triệu/năm như vậy sẽ phải chịu lệ phí môn bài là 300.000đ/năm. Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC: “Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân”. Như vậy trong trường hợp này, Doanh nghiệp chịu rủi ro chi phí thuê nhà 80 triệu đồng không được trừ khi tính thuế TNDN do không có chứng từ nộp thay lệ phí môn bài 300.000 đồng cho chủ nhà.

Trên là thông tin về việc nộp thuế môn bài cho cá nhân thuê nhà. Thực tế sẽ phát sinh các vấn đề và trường hợp khác nhau, nếu có thắc hãy liên hệ NTVtax để được đội ngũ luật sư chúng tôi hỗ trợ.