Nội dung bài viết
1. Đặc điểm và ví dụ về thuế thu nhập hoãn lại
- Đây được coi là công cụ để cân bằng giữa Thuế theo BCTC và thuế theo Luật Thuế
- Có thể hạch toán thuế thu nhập phải nộp trong tương lai lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) so với giá trị thực tế. Vì vậy Doanh Nghiệp cần thêm 1 bút toán ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại.
- Việc nâng (hoặc giảm) thuế thu nhập không ảnh hưởng đến số thuế thực tế phải nộp nên không coi là vi phạm.
- Các nguyên tắc kế toán tiêu chuẩn (GAAP) hướng dẫn các thông lệ kế toán tài chính, đưa ra các điều kiện tính toán và xử lý các sự kiện kinh tế một cách cụ thể. Ngược lại, bên Thuế sử dụng quy tắc IRS để tính chi phí nên sẽ có sự khác biệt giữa thu nhập ròng khi tính bằng quy tắc GAAP và IRS.
2. Cách xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = (Cơ sở tính thuế – Cơ sở kế toán) * Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
3. Cơ sở tính thuế tài sản hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
3.1. Cơ sở tính thuế của tài sản
Đây là phần giá trị được trừ khỏi thu nhập chịu thuế trong trường hợp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản. Trường hợp mức thu nhập doanh nghiệp không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản có giá trị bằng mức giá trị ghi sổ tài sản đó.
Hiểu một cách đơn giản thì cơ sở tính thuế của tài sản chính là phần doanh nghiệp không phải chịu thuế trong tương lai khi bị thu hồi giá trị của tài sản.
Ví dụ minh họa: Khoản phải thu thương mại của DN có giá trị ghi sổ là 1 triệu. Trong đó, doanh thu tương ứng của khoản phải thu này đã được tính vào lợi nhuận thuế thu nhập. Điều này có nghĩa là trong tương lai, DN không phải chịu các mức thuế cho khoản phải thu thương mại là 1 triệu này nữa. Như vậy, cơ sở tính thuế của tài sản trong trường hợp này có giá trị là 1 triệu.
3.2. Cơ sở tính thuế của nợ phải trả
Tương tự như cơ sở tính thuế của tài sản, cơ sở tính thuế trên nợ phải trả là phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Chúng phát sinh khi doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ phải trả trong tương lai.
Đối với doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế chính là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với phần doanh thu không phải chịu thuế trong tương lai.
Như vậy để chúng ta có thể biết được các cơ sở tính thuế của nợ phải trả và bên cạnh cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, kế toán viên có thể tìm hiểu thêm về phần chênh lệch tạm thời. cũng có thể thấy đây được xem là khoản chênh giữa giá trị ghi trong sổ và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả. Nên trong trường hợp này chúng ta thấy thuế thu nhập hoãn lại là loại thuế được xác định dựa trên số nợ phải trả.